Phần mềm bán hàng

http://www.phanmembanhang.vn


Lo cái lo của khách hàng

lua chon ncc

lua chon ncc

Ngày nay, nhiều siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, quán café, karraoke….. xem việc sử dụng Phần mềm quản lý bán hàng là giải pháp quản lý kinh doanh hiệu quả. Chính vì vậy, các đơn vị cung ứng phần mềm trên thị trường này xuất hiện ngày càng ồ ạt, các thương hiệu Phần mềm bán hàng ra đời biến tấu nhiều hình thức kinh doanh như dùng free, dùng online trả phí theo tháng, mua bản quyền ...Chính vì thế, các chủ cửa hàng khi đứng trước quyết định chọn mua một phần mềm quản lý sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh của mình thường hay băn khoăn và dễ mắc sai lầm vì chọn mua nhầm sản phẩm. Vậy, để chọn mua đúng Phần mềm sao cho phù hợp túi tiền cũng như đáp ứng tốt nhất nhu cầu quản lý của mình, các chủ cửa hàng cần lưu ý những vấn đề gì?
 Công ty phần mềm HiVi đã nghiên cứu và phát triển các sản phẩm  phần mềm quản lý bán hàng cho từng  ngành hàng trong suốt 9 năm qua, Lý do mà HiVi thành công là “ Khi bạn triển khai phần mềm của HiVi, trong quản lý thực tế không phải  chỉ vì phần mềm tốt  là lý do thực sư quan trong hơn là : Cán bộ tư vấn  và đào tạo của HiVi  am hiểu đặc thù quản lý  các ngành hàng và mô hình sẽ triển khai”.Chúng tôi đưa lời khuyên cho các bạn
1.      Phần mềm nào phù hợp với Mô hình kinh doanh của bạn?
Không có phần mềm nào phù hợp với đặc thù kinh doanh của mọi loại cửa hàng. Nhà hàng, quán cafe, cửa hàng sách, tạp hóa, siêu thị, cửa hàng thuốc, shop thời trang… sẽ cần những phần mềm với các tính năng đặc thù, riêng biệt.
Ví dụ: phần mềm quản lý nhà thuốc sẽ được tích hợp với các tính năng để hỗ trợ kê đơn thuốc, tìm thuốc bằng đơn biệt dược, tiện ích cảnh báo chống chỉ định của các biệt dược trong đơn thuốc đang bán. Còn phần mềm bán hàng cho shop thời trang cần tính năng phân loại kích cỡ, màu sắc sản phẩm, chương trình khuyến mại. Phần mềm bán hàng cho quán cafe, nhà hàng thì quản lý bàn theo khu vực và giá theo từng khu…
Điều đầu tiên bạn cần làm là vạch ra những yêu cầu bạn cần một Phần mềm quản lý bán hàng đáp ứng. Để làm được điều này, bạn cần gọi ngay đến đơn vị cung cấp để được tư vấn miễn phí. Sau khi biết được những yêu cầu cần có cho mô hình của mình, hãy liên hệ ngay với các Nhà cung cấp mà bạn đã được tư vấn trước đó để tham khảo giá cả, và quan trọng nhất vẫn là chính sách hỗ trợ sau mua của họ dành cho bạn.
2.      Nên chọn nhà cung cấp nào?
Nhiều khách hàng không mấy quan tâm tới uy tín của nhà cung cấp phần mềm khi lựa chọn phần mềm bán hàng. Sai lầm này dễ dẫn đến việc khó giải quyết các phát sinh trong khi sử dụng phần mềm như hướng dẫn sử dụng, hỗ trợ lắp đặt, xử lý sự cố kỹ thuật…
Hiện nay, thị trường cung ứng Phần mềm bán hàng có hàng trăm nhà cung cấp khác nhau. Song, chỉ những nhà cung cấp lớn, uy tín lâu năm, có đủ năng lực quản lí mới có khả năng cung cấp song song Phần mềm và các Thiết bị phần cứng hỗ trợ. Bởi kinh doanh ở thị trường này có đặc thù riêng, bán hàng xong không có nghĩa là quan hệ mua bán giữa nhà cung cấp và Doanh nghiệp tiêu thụ chấm dứt. Tiếp sau đó, nhà cung cấp còn phải hỗ trợ lắp đặt, hướng dẫn sử dụng, giải quyết sự cố nếu có…
Vì thế, bạn nên tìm đến các nhà cung cấp phần mềm quản lý bán hàng có uy tín, thâm niên trên thị trường. Nhà cung cấp sẽ tư vấn cho bạn mua phần mềm phù hợp với nhu cầu, giúp bạn lựa chọn các thiết bị phần cứng tương thích cũng như hướng dẫn bài bản cách sử dụng phần mềm, cập nhật phiên bản mới, xử lý sự cố, bảo trì, bảo hành... 
3.      Giá cả có phải là vấn đề quan trọng nhất?
Việc lựa chọn một phần mềm bán hàng giá rẻ hay thậm chí free dùng thử có vẻ là lựa chọn tốt cho doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí ban đầu vì công việc kinh doanh thời gian đầu chưa chắc chắc, các DN thường có xu hướng tiết kiệm và mua sắm trang thiết bị theo kiểu “an toàn”. Tuy nhiên, có thể các phần mềm đó không đủ các tính năng hỗ trợ cho nhu cầu kinh doanh hoặc thậm chí chỉ là chiêu thức dụ dỗ khách hàng để dễ dàng bán những thiết bị phần cứng kèm theo... Thêm vào đó, những Phần mềm bán hàng được kinh doanh kiểu này thường phát sinh các loại chi phí ẩn (sau này sử dụng mới biết) như bổ sung tính năng mới (vì phần mềm chỉ có những tính năng cơ bản…nhưng thật ra không hữu ích trong công tác quản lý), hoặc hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ phụ trợ, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng… Đặc  biệt, hiệu quả sử dụng của Phần mềm kém sẽ làm tăng chi phí tổng thể như chi phí quản lý nhân viên, quản lý tiền mặt, thất thoát, quản kí kho...
Nhưng  không có nghĩa là bạn phải chọn mua phần mềm đắt tiền mà nên cân nhắc đến giá thành của phần mềm so với các tính năng nó đáp ứng được cho nhu cầu của bạn. Một phần mềm quản lý bán hàng có chi phí hợp lý, đáp ứng đầy đủ nhu cầu quản lý cho hoạt động kinh doanh của bạn sẽ là một Giải Pháp Tối Ưu vừa giúp bạn kiểm soát tốt doanh thu của cửa hàng vừa giảm thiểu các chi phí phát sinh khác.
Việc cân nhắc trên có thể dựa vào sự tham khảo từ người thân, bạn bè, các khách hàng đã sử dụng trước đó hoặc tham khảo facebook, Google, mạng xã hội hay thậm chí có thể tham khảo từ ý kiến của Nhân viên tư vấn, website của chính nhà cung cấp Phần Mềm…